Tính năng mới | TaigameIOline

Blog

Điều này nghe có vẻ kỳ cục nhưng chỉ có phụ nữ mang thai mới hiểu được những khó khăn khi phải kiểm soát thói quen gãi bụng bầu do bị ngứa. Tại sao mẹ bầu phải làm vậy? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Nguyên nhân gây ngứa bụng khi mang thai

Bà bầu bị ngứa bụng là một triệu chứng khá phổ biến khi mang thai do hiện tượng sau đây:

1. Bụng trở nên to ra

Thông thường, ngứa bụng là do tử cung đang phát triển khiến da bị căng ra, dẫn đến tình trạng da mất độ ẩm và khiến bà bầu cảm thấy bị ngứa bụng.

2. Nội tiết thay đổi khiến bà bầu bị ngứa bụng

Sự thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt khi nồng độ estrogen tăng cao là nguyên nhân gây cảm giác ngứa bụng khi mang thai.

6 mẹo nhỏ giúp bà bầu hết ngứa bụng khi mang thai

ngứa bụng khi mang thai

Khi ngứa bụng, hẳn mẹ sẽ rất khó chịu, thậm chí tâm trạng có thể bức bối không yên. Khi đó, mẹ hãy áp dụng một số bí quyết cực hiệu quả sau đây để làm dịu vùng da bụng nhé.

  • Không nên gãi: Nếu bà bầu bị ngứa bụng càng gãi thì da bạn sẽ càng kích ứng hơn
  • Dùng kem dưỡng ẩm: bạn nên sử dụng một loại kem dưỡng ẩm nhẹ, không có mùi thơm để có thể giảm bớt cơn ngứa bụng khi mạng thai
  • Thoa kem chống ngứa hoặc dùng dầu có chứa vitamin E: Bạn sẽ hết ngứa bụng khi sử dụng loại dầu này và nó cũng sẽ rất tốt khi bạn bị đau núm vú sau khi sinh em bé
  • Tắm nước nóng: Việc kết hợp tắm cùng bột yến mạch và nước ấm sẽ rất tốt để làm giảm ngứa bụng khi mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên dùng nước quá nóng bởi vì có thể làm da của bạn khô nhiều hơn
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ: Cách này sẽ giúp giữ cho làn da của bạn khỏi bị khô – nhưng hãy cẩn thận, vì máy tạo độ ẩm có thể lan tỏa vi khuẩn và khiến bạn bị dị ứng nếu không sử dụng không đúng cách. Bạn nên đọc kĩ và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất về việc sử dụng máy để tránh tình trạng ngứa bụng trầm trọng thêm nhé

Mẹ bầu có thường ngứa bụng khi mang thai?

Thông thường, bụng bị ngứa khi mang thai là do da căng ra. Đôi khi cả ngực, lòng bàn tay và lòng bàn chân cũng bị ngứa. Điều này do sự thay đổi của hormone cũng như việc da phát triển khi mang thai. Nếu bà bầu bị ngứa bụng quá nhiều thì mẹ bầu nên đi khám.

Ngứa bụng khi mang thai có phải là dấu hiệu bệnh nguy hiểm?

Đôi khi, bà bầu ngứa bụng khi mang thai là một dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng. Nếu ngứa nặng và phát ban thì bạn có thể bị mắc một số bệnh sau:

1. Mề đay mẩn ngứa (PUPPS)

  • Đặc trưng của bệnh là bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng. Ban đầu, những nốt này thường phân tán nhưng sau đó sẽ tụ lại thành từng mảng lớn
  • Gần 1% phụ nữ mang thai gặp chứng nổi mề đay này. Bệnh thường xảy ra vào giai đoạn cuối của thai kỳ (3-5 tuần cuối) và đôi khi xuất hiện sau khi sinh
  • Hiện tượng nổi mề đay vẫn chưa xác định được nguyên nhân và phụ nữ mang song thai hoặc đa thai sẽ dễ gặp phải bệnh này hơn
  • Đôi khi nổi mề đay sẽ lan ra các bộ phận khác như đùi, mông, lưng, cánh tay và chân. Tuy nhiên, chúng hiếm khi lây lan sang mặt, cổ và bàn tay
  • Bác sĩ sẽ cho mẹ bầu dùng thuốc mỡ để điều trị
  • Nếu bị nặng, bạn nên dùng thuốc kháng histamine hoặc steroid
  • PUPPS thường vô hại và sẽ biến mất sau khi sinh
  • Bệnh này hiếm khi xuất hiện ở lần mang thai tiếp theo

2. Sẩn ngứa khi mang thai

  • Nếu ban đầu bà bầu chỉ nổi mẩn đỏ ở bụng nhưng sau đó chúng lại phát triển lớn hơn trông giống như vết cắn thì nhiều khả năng bạn đã bị sẩn ngứa
  • Đây được xem là triệu chứng phổ biến của thai kỳ thường xảy ra ở bụng, tay chân và toàn thân. Chúng xuất hiện vào cuối tháng thứ 2 hoặc giai đoạn cuối của thai kỳ
  • Mẹ bầu có thể dùng thuốc mỡ hoặc thuốc kháng histamine và steroid để điều trị
  • Bệnh này không ảnh hưởng đến bé và thường biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, đôi khi 3 tháng sau khi sinh, tình trạng ngứa bụng khi mang thai mới chấm dứt
  • Hiện tượng này có thể xảy ra trong lần mang thai tiếp theo

3. Bọng nước dạng Pemphigus (Pemphigoid gestationis)

ngứa bụng khi mang thai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *