Blog

Mẫu bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ, công viên chức

336

Mẫu bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ, công viên chức

Mẫu Bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ, công viên chức được dùng trong các đơn vị nhà nước, doanh nghiệp để từ đó có những hình thức kỷ luật, khen thưởng hợp lý cho từng cá nhân. Tải miễn phí mẫu bản tự nhận xét đánh giá nhân viên để có thể tự đánh giá bản thân, nhận xét về kết quả tu dưỡng rèn luyện cũng như ý kiến nhận xét của Thủ trưởng đơn vị. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ, công viên chức tại đây.

  • Bảng nhận xét nhân viên
  • Bản nhận xét viên chức – để xét lên lương
  • Bản nhận xét viên chức hợp đồng – để ký HĐ lao động

1. Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ có vai trò gì?

Thứ nhất: Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ giúp cán bộ tự mình đánh giá, nhìn nhận chính quá trình làm việc của bản thân mình, thành thật với những khuyết điểm của bản thân và từ đó tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng.

Mỗi cán bộ sẽ phải tự phê bình, nhận xét, kiểm điểm về chính mình trong quá trình công tác, thực hiện các công việc được giao, đồng thời là lối sống đạo đức, phẩm chất của mình.

Cán bộ đều là những người đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản, là lực lượng nòng cốt của đất nước, là chủ thể quản lý, chỉ đạo các công việc tại đơn vị công tác do vậy mà cần phải trung thực, trong sạch để tạo dựng lòng tin với nhân dân, trung thành với ý tưởng của Đảng, của nhà nước Việt Nam.

Do đó, mỗi người cán bộ cần phải tự kiểm điểm, đưa ra đánh giá, từ đó sẽ nhìn nhận được những khuyết điểm trong quá trình công tác để tìm ra giải pháp phù hợp nhất giúp cho công việc được giải quyết thuận lợi và thành công nhất có thể.

Thứ hai: Việc tự phê bình và đánh giá cán bộ sẽ góp phần to lắm nhằm nâng cao tinh thần cũng như là năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ.

Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ sẽ từ những nhận xét đánh giá đó để đề ra những phương hướng, kế hoạch và giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực cũng như là trình độ chuyên môn của từng cán bộ.

2. Hướng dẫn đánh giá công chức, viên chức

1. Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức:

– Thực hiện theo quy định tại Điều 3 đến Điều 15 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức;

2. Các mức xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

– Căn cứ vào kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và hợp đồng lao động được phân loại theo 01 trong 04 mức tương ứng với số điểm như sau:

+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Từ 90 – 100 điểm, trong đó không có tiêu chí đánh giá nào tổng điểm đánh giá 0 điểm (trừ tiêu chí về đề án, đề tài, sáng kiến…) và tổng điểm của tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao phải đạt từ 63 điểm trở lên;

Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định số lượng cán bộ, công chức, viên chức và hợp đồng lao động được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” không vượt quá 20% số được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” tương ứng với từng chức danh (đối với các đơn vị có dưới 05 người xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” thì chọn 01 người xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” nếu đủ điều kiện).

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Từ 75 – 89 điểm, trong đó không có tiêu chí đánh giá nào tổng điểm đánh giá 0 điểm (trừ tiêu chí đánh giá về đề án, đề tài, sáng kiến…) và tổng điểm của tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao phải đạt từ 50 điểm trở lên;

+ Hoàn thành nhiệm vụ: Từ 50 – 74 điểm;

+ Không hoàn thành nhiệm vụ: Dưới 50 điểm hoặc tổng điểm của tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao đạt dưới 30 điểm.

– Căn cứ vào từng tiêu chí và cả Bộ tiêu chí đánh giá, người tham gia tự xác định mức điểm chấm và tiến hành chấm điểm, nhưng số điểm chấm chỉ được làm lẻ đến 0,5 điểm và không được cao hơn mức điểm chuẩn (điểm tối đa) của tiêu chí đánh giá.

– Tổng điểm đánh giá của từng hội nghị là điểm trung bình cộng của từng phiếu chấm điểm hợp lệ thu về cho từng tiêu chí đánh giá và cho cả Bộ tiêu chí đánh giá. Tổng điểm đánh giá của các hội nghị là điểm trung bình cộng của tổng điểm đánh giá từng hội nghị.

– Trường hợp tổng điểm cá nhân tự chấm khác với tổng điểm đánh giá của từng hội nghị và tổng điểm đánh giá của các hội nghị, thì lấy điểm trung bình cộng của tổng điểm đánh giá của các Hội nghị và tổng điểm cá nhân tự chấm để làm cơ sở xem xét xếp loại.

Trường hợp tổng điểm cá nhân tự chấm ở mức điểm cao hơn mức xếp loại cá nhân tự nhận, thì lấy mức xếp loại cá nhân tự nhận lamg cơ sở để xem xét xếp loại.

3. Mẫu bảng nhận xét đánh giá cán bộ mới nhất số 1

Mẫu bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ, công viên chức

4. Mẫu bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ, công viên chức số 2

5. Mẫu phiếu đánh giá phân loại viên chức số 3

6. Hướng dẫn viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ

Trong phần tự nhận xét, cá nhân cán bộ cần nêu ra được những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình thực hiện những công việc được cấp trên giao mà bản thân đã hoàn thành, nhưng ưu điểm liên quan đến các vấn đề khác như:

+ Về tư tưởng chính trị: Vì đứng trong hàng ngũ của Đảng nên cán bộ phải là người có nhận thức rõ ràng về lý tưởng của Đảng, lối số đạo đức, chính trị, các vấn đề liên quan đến tinh thần kỷ luật, tác phong làm việc…

Đới với tư tưởng chính trị: Cán bộ cần nêu về những ưu điểm trong việc nhận thức lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam và chủ nghĩa Mác Lê-nin.

Tác phong, nề nếp làm việc: đây chính là phần sẽ đánh giá trực tiếp trong quá trình làm việc của cán bộ. Không chỉ tự đánh giá về kết quả làm việc mà cán bộ cần phải đưa ra các đánh giá trong quá trình làm việc, thái độ và nhận thực khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

– Về tính trung thực: Đây là phẩm chất quan trọng cần có đối với mọi cán bộ, vì họ đều là những người sẽ thay mặt nhân nhân dân để thực hiện một số quyền lợi nhất định, phải trung thực trong quá trình làm việc, công tác.

Đối với tinh thần làm việc, kiến thức là vô hạn, các cán bộ phải luôn tự mình chủ động tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới để kịp thời nắm bắt được thời đại, việc này giúp cho quá trình giải quyết công việc được thuận lợi hơn.

Các cán bộ tự mình đưa ra đánh giá về tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ của chính bản thân mình.

– Cuối cùng là tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân. Cán bộ là người sẽ giải quyết các công việc hành chính cho nhân dân, phải luôn thể hiện thái độ thân thiện, giải quyết nhanh chóng các vấn đề cho người dân.

Do đó, tự bản thân cán bộ đưa ra nhận xét cho chính thái độ của mình, mức độ nhiệt tình trong việc giải đáp các thắc mắc, yêu cầu của người dân.

Lưu ý, các cán bộ khi tự mình nhận xét, đánh giá về mình thì cần phải đảm bảo tính trung thực, không được cung cấp những gì không có thật hay chỉ viết những điều tốt về bản thân mình.

Thông qua bản tự nhận xét, đánh giá này mà cấp trên sẽ đánh giá về quá trình công tác của cán bộ, từ đó tìm ra được những phương hướng hoặc phân công nhiệm vụ được chính xác nhất có thể.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

0 ( 0 votes )

TaigameIOline

https://taigameionline.vn
TaigameIOline - Chia sẻ mọi thứ về Game, Phần Mềm, Thủ Thuật dành cho máy tính với những tin hay nhất và những thông tin kiến thức hỏi đáp.

Readers' opinions (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

24/05/2023 19:41 34

24/05/2023 17:52 26

Load more