Tùy Đường Diễn Nghĩa
Tác phẩm truyền hình lịch sử hoành tráng nhất
Đầu năm 2013 bộ phim truyền hình lịch sử cổ trang của Trung Quốc [Tùy Đường Diễn Nghĩa] được khởi chiếu trên các kênh truyền hình HD trong thời gian ngắn đã nhanh chóng có những thành công to lớn… [Tùy Đường Diễn Nghĩa không hổ là bom tấn truyền hình, kết thúc công chiếu với những thành tích đáng nể: về nhất trong cuộc chạy đua rating, hoàn toàn vượt qua các bom tấn cùng hạng khác. No.1 trong top 10 phim truyền hình ăn khách nhất năm 2013, thống kê lượt xem online đợt 1 trên 5 trang web phim lớn nhất theo thống kê lượt đầu vào khoảng 700 triệu, điểm rate trung bình từ 8.1-9.0…Hai diễn viên tuyến đầu Nghiêm Khoan, Trương Hàn trở thành một trong 15 nam diễn viên quyền lực nhất đầu 2013.] [Bộ phim được đầu tư kinh phí lớn, là một trong ba tác phẩm bom tấn cổ trang truyền hình trong năm 2013 được bảo chứng về dàn diễn viên thực lực, chỉ đạo võ thuật Quốc Kiến Dũng, đặc biệt phần nội dung được cố vấn bởi nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng Đơn Điền Phương—người nổi tiếng với các tác phẩm bình thư trong đó có Tùy Đường Diễn Nghĩa.] (theo wikipedia) Tên tiếng Việt: Tùy Đường Diễn Nghĩa Tên tiếng Trung: 隋唐演义/隋唐演義/Sui Tang Yan Yi Tên tiếng Anh: Heroes in Sui & Tang Dynasties/Heroes of Sui and Tang Thể loại: dã sử, hành động Số tập: 62 Mạng công chiếu: Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Đài Loan… Khởi chiếu: 14.1.2013 Thời gian công chiếu: 1 tháng Nguyên tác: Tùy Đường Diễn Nghĩa Biên kịch: Viên Suất Nhà sản xuất: Trình Lực Đống Đạo diễn: Chung Thiếu Hùng Trợ lí đạo diễn: Lưu Phong Đạo diễn võ thuật: Quốc Kiến Dũng Cố vấn nghệ thuật: Đơn Điền Phương Hiện bộ phim đang được trình chiếu trên kênh truyền hình cab E-channel ngoài ra được phụ đề bởi nhóm sub của kites. Bài viết này là bài đầu tiên trong blog viết để giới thiệu về một bộ phim truyền hình cổ trang của Trung Quốc, cũng là bộ phim truyền hình đầu tiên được giới thiệu trong blog này, bộ phim tôi bị “phải lòng” nó từ cái nhìn đầu tiên ? Dòng phim “diễn nghĩa” theo cách gọi nôm na hẳn ai cũng nghĩ nó sẽ thật dài dòng và buồn chán, nếu mà bạn đã xem một số bộ phim khác thuộc dòng phim này thậm chí có những phim hoàn toàn là “hại não” với cách làm phim trừu tượng đến không thể trừu tượng hơn. Thế nhưng với [Tùy Đường Diễn Nghĩa] bạn sẽ được chứng kiến một đoạn lịch sử hào hùng bi tráng lại thấm đậm nhân văn cùng ánh sáng của niềm tin của chính nghĩa. Với [Tùy Đường Diễn Nghĩa] bạn sẽ tình thấy những trang sử Trung Hoa sống động dưới góc quay nghệ thuật tuyệt vời cùng bối cảnh và dàn diễn viên như sống cùng chính nhân vật của họ. Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng, giới thiệu về ấn tượng đầu tiên chính là nam chính Nghiêm Khoan vai Thập Tam Thái Bảo Tần Quỳnh – Tần Thúc Bảo. Nghiêm Khoan, Khoan ca a ? Nếu là một người quan tâm tới giới tiểu thuyết đam mỹ, hẳn không ai là không biết Nghiêm Khoan với hình tượng Phương Tiểu Hầu gia Phương Quân Càn trong music video [Khuynh Tẫn Thiên Hạ – Loạn Thế Phồn Hoa] và cùng là nam nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết đam mỹ cùng tên được ngợi ca là “tiểu thuyết kinh điển của dòng tiểu thuyết đam mỹ”. Gương mặt tuấn tú chân thành cùng lối diễn xuất xuất sắc, anh đã thể hiện thành công một trong hai mươi tư vị công thần trong Lăng Yên Các của Đại Đường – một Tần Thúc Bảo trọng tình trượng nghĩa, hào sảng quảng đại. Một diễn viên tuyến đầu khác không thể không nhắc tới nam diễn viên trẻ Trương Hàn với vai diễn Ngọc diện hàn thương tiếu La Thiếu Bảo La Thành. Một thiếu niên tuấn tú khí phách, quyết tuyệt, cảm giác rằng La Thành chính là một phần tính cách trong con người Trương Hàn. Diễn viên trẻ nhưng không hề bị lu mờ mà càng ngày càng tỏa sáng bằng tài năng diễn xuất bên cạnh những diễn viên gạo cội đàn anh đàn chị. Sự yêu mến của khán giả, những lời khen ngợi từ đồng nghiệp và các nhà chuyên môn chính là một chứng nhận chân thật nhất cho thành công của anh trên sự nghiệp diễn xuất. Nghiêm Khoan là ấn tượng mạnh mẽ ban đầu cho bộ phim mang hướng lịch sử vậy Trương Hàn là người đem lại những nét nghệ thuật tuyệt vời cho phim. Đây cũng là nhân vật tôi yêu thích nhất, một diễn viên trẻ diễn rất khí phách :D, Ngọc diện hàn thương tiếu nha, nam nhân là phải như vậy ? ? Điểm cộng thứ hai của bộ phim chính là bối cảnh và phục trang. Tín đồ truyền hình hoa ngữ năm qua hẳn đều biết cái gọi là thẳm họa thời trang với cái kiểu phá cách có phần “bất bình thường” của các nhà làm phim. [Tùy Đường Diễn Nghĩa] chính là ai cần thế nào sẽ là thế ấy, vua quan sẽ là quý khí tướng quân uy dũng mà lục lâm thảo khấu cũng là hào khí ngất trời lại phong trần từng trải. Trung thành với nguyên tác và nguyên tác hấp dẫn chính là điểm cộng tiếp theo của bộ phim. Thời gian gân đây đã không còn thấy bóng của những Anh Hùng Xạ Điêu và Thần Điêu Đại Hiệp từ nhưng năm 2001 – 2002, dòng phim lịch sử bị “lép vế” với nhưng đoạn tình bi thương sầu thảm hay những màu sắc huyễn hoặc của tiên hiệp. [Tùy Đường Diễn Nghĩa] khơi dậy mạch sống này bằng hiện thực lịch sử hào hoa và hào hùng. Ghi lại lịch sử bằng nhưng bậc anh hùng hào kiệt, lối diễn nghĩa có dài nhưng không bỏ qua ai. Và điều quan trọng hơn, thời thế thiên hạ cầu thái bình không có những góc tối của ái tình nhỏ nhen, không có những bi kịch buộc con người phải gục ngã và phải cúi đầu chấp nhận cái sai trái. Không có lí do sai trái nào biện minh bằng hoàn cảnh. So sánh một chút những điều khiến tôi yêu thích [Tùy Đường Diễn Nghĩa] đến như vậy. Có ai đã đọc Thủy Hử vậy hẳn biết bối cảnh hai bộ này giống nhau nhiều lắm, nhưng không phải bi thương và nhiều bất bình tiếc nuối cho một trăm linh tám vị anh hùng Lương Sơn, một cái kết có hậu khiến cho [Tùy Đường Diễn Nghĩa] sáng lên. Nghệ thuật quay phim đẹp, tôi khẳng định, dàn diễn viên có thực lực, bối cành công phu phục trang hoa lệ đẹp đến hút hồn người nhưng chân thực vô cùng làm bộ phim thêm sáng. Nói ra hơi ngại, bộ phim có sáu mươi hai tập tôi mới chỉ xem đến tập thứ ba mươi tám thôi, nhưng ít ra đến thời điểm hiện tại tôi sẽ dành hết tình yêu cho bô phim bằng ba mươi tám tập này. Đúng thời gian, đúng địa điểm là duyên kì ngộ, kì ngộ với bộ phim này thực sự rất thú vị. ❤ ❤ ❤ ❤ ❤ ❤ ❤ ❤ /10
Một số hình ảnh của bộ phim
Readers' opinions (0)