- Ý nghĩa của cúng Thần Tài – Thổ Địa
- Văn khấn là gì? Ý nghĩa Văn khấn Thần Tài – Thổ Địa
- Định nghĩa Khấn và Văn Khấn
- Ý nghĩa Văn khấn Thần Tài – Thổ Địa
- Sắm lễ cúng thần tài :
- Bài văn khấn Thần Tài – Thổ địa mùng 1, ngày rằm, mùng 10 hàng tháng
- Lưu ý trước khi khấn thần tài thổ địa
- Cách bài trí bàn thờ Thần tài thổ địa đúng chuẩn, mang lại tài lộc
- Những lưu ý trong việc thờ Thần Tài – Thổ Địa
- Nên mua đồ thờ Thần Tài – Thổ Địa ở đâu?
Dưới đây là các thông tin và kiến thức về chủ đề van khan than tai hay nhất do chính tay đội ngũ chúng tôi biên soạn và tổng hợp:
Văn khấn thần tài thổ địa là một phong tục có ý nghĩa quan trọng đối với người Việt, nó gần như là không thể thiếu đối với gia chủ thờ Thần Tài – Thổ Địa .Việc cúng Thần Tài Thổ địa thường được làm vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng và các dịp vía quan trọng trong năm ngày mồng 10 tháng giêng. Bài viết này sẽ đưa ra cho bạn những bài văn khấn Thần Tài Thổ địa chuẩn nhất, giúp bạn kích tài vận nha!

Ý nghĩa của cúng Thần Tài – Thổ Địa
Theo quan niệm của người Việt, Thần Tài là một dạng thổ thần kiểu Thần Đất (Thần Thổ Địa). Đó là vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng.

Người Việt có rất nhiều niềm tin vào tâm linh, lí do đơn giản là vì họ đã từng trải nghiệm và những ý niệm của họ về các vị thần là hoàn toàn rõ ràng. Thần Tài – Thổ Địa cũng là hai vị thần được người dân Việt tôn thờ từ những ngày đi khai hoang đầu tiên. Người xưa tin tưởng Thổ Địa là vị thần bảo hộ đất đai, hoa màu; còn Thần Tài là vị thần trông coi vàng bạc, tiền, của cải. Hai vị thần này đã luôn giúp đỡ nhân dân trong thời kinh tế khó khăn, họ đi cạnh với nhau và phù trợ cho gia chủ.
Những bộ đồ thờ được sử dụng phổ biến nhất
Từ những lời truyền miệng, việc thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa đã được lưu truyền nhiều đời và ngày càng phát triển. Thần tài thổ địa chính là cặp đôi luôn song hành cùng nhau. Hai vị thần đem lại tài lộc cho gia chủ, bảo vệ và che chở cho mọi người. Khi bàn thờ ông địa thần tài khi được chăm chút, lau chùi thường xuyên thì chuyện làm ăn, kinh doanh sẽ càng phát tài phát lộc.
Văn khấn là gì? Ý nghĩa Văn khấn Thần Tài – Thổ Địa
Định nghĩa Khấn và Văn Khấn
Khấn là một trong những nghi thức quan trọng của Cúng – Khấn – Vái – Lạy khi thờ cúng. Khấn mang ý nghĩa là lời cầu – khẩn nhỏ trong miệng khi cúng, khai báo các chi tiết ngày – tháng – năm, địa chỉ, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên người thành kính cúng, lời cầu xin, và lời hứa.

Văn khấn chính là mẫu quy chuẩn trong lời văn để cúng các vị thần, trong việc thờ cúng mọi thao tác đều rất quan trọng, chính vì thế, văn khấn ra đời nhằm phục vụ việc cầu khấn đúng, đủ, chuẩn của mọi người với các vị thần hay ông bà tổ tiên.
Ý nghĩa Văn khấn Thần Tài – Thổ Địa
Văn Khấn có thể được sử dụng ở nhiều thời điểm khác nhau: khi cúng vía Thần Tài, khi vệ sinh bàn thờ, khi thỉnh bàn thờ mới hay sắm sửa vật dụng mới trên bàn thờ. Lời văn khấn mang ý nghĩa cực kì to lớn:

- Thể hiện sự tôn trọng và thành kính trong việc thờ cúng các vị thần để các vị thần luôn phù trợ, giúp đỡ
- Thể hiện sự gần gũi và quan tâm đến các vị thần
- Giúp gia chủ gửi gắm lời niệm cầu nhờ các vị thần giúp đỡ
- Giúp các vị thần nhận biết được đối tượng gia chủ và người thân trong gia đình để nhận diện và phù trợ cho đúng.
Nhiều người cho rằng chỉ cần thành tâm là đủ, nhưng trong thế giới của tâm linh thì các vị thần không dễ dàng hiểu được đôi lời cầu niệm qua loa, chính vì thế hãy lựa chọn đúng loại văn khấn để các vị thần hiểu được nguyện ý bạn cần
Sắm lễ cúng thần tài :
Lễ cúng vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.
Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.
Bài văn khấn Thần Tài – Thổ địa mùng 1, ngày rằm, mùng 10 hàng tháng
Bài văn khấn Thần Tài – Thổ Địa bài viết chúng tôi đưa ra được tham khảo trong “ Văn khấn cổ truyền Việt Nam”
Xem thêm các sản phẩm thường dùng trên bàn thờ thần Tài Thổ Địa
Bài văn khấn trích trong sách ( Văn khấn cổ truyền của người Việt )
Lưu ý trước khi khấn thần tài thổ địa
- Chuẩn bị trang phục chỉnh tề không hở hàng
- Lau dọn bàn thờ sạch sẽ
- Không gian yên tĩnh không mở âm thanh to
- Không để động vật (chó mèo ) quấy rầy khi đang khấn vái
- Chuẩn bị hoa quả tươi , được rửa sạch sẽ
Nói chung khi khấn vái hãy thành tâm nhất có thể , chứ không chỉ thắp hương và khấn vái cho có thì thôi.
Cách bài trí bàn thờ Thần tài thổ địa đúng chuẩn, mang lại tài lộc
Cách bài trí bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa vô cùng quan trọng. Đặt đúng vị trí thì may mắn vào nhà, đặt sai vị trí thì tài lộc không giữ được. Dưới đây sẽ là cách xếp theo phong thủy, dân gian:

- Tượng Thần Tài, ông Địa: Sắp Thần Tài bên trái, ông Địa bên phải theo hướng nhìn từ ngoài nhìn vào.

- Bài vị:Đặt bên trong cùng của bàn thờ.
- Bát hương: Đặt ở giữa bàn thờ và nên dán cố định lại để tránh việc di động khi lau dọn.

- Ba hũ đầy gạo, muối và nước: Đặt ở vị trí giữ Thần Tài Và Ông Địa. Chỉ cần thay ba hũ này vào lúc cuối năm.

- Lọ hoa tươi và đĩa trái cây tươi: Đặt lọ hoa bên tay phải và đĩa quả cây bên tay trái theo hướng từ bên ngoài nhìn vào.
- Kỷ thờ 5 chén nước: thể hiện cho ngũ phương và cũng là tượng trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển. Đặt ở giữa phía trước bát hương (nhiều người sẽ đặt theo hình chữ thập tượng trưng ngũ phương, ngũ hành).
- Tô sứ nông đựng đầy nước và cánh hoa tươi: Đặt ngoài cùng trên mặt đất. Tượng trưng cho Minh Đường Tụ Thủy, giúp giữ tiền bạc.
- Cóc ngậm tiền: Đặt cóc Thiềm Thừ ở phía bên phải từ ngoài nhìn vào. Sáng thắp hương quay cóc ra ngoài để đón lộc. Tối quay cóc vào để giữ lộc và giữ tiền bạc không thất thoát.
- Phật Di Lặc: Ngài sẽ giúp quản lý và ngăn chặn các vị thần không làm những điều sai trái (có thể có hoặc không)
Những lưu ý trong việc thờ Thần Tài – Thổ Địa

- Nơi đặt bàn thờThần tài và Ông Địa: thì phải luôn giữ cho sạch sẽ, thơm tho, không gần vùng nước, hay các lỗ hõm, phải là mặt bằng phẳng.
- Lộc cúng: khi thỉnh lộc cúng xong thì không chia cho người ngoài, chỉ phân phát cho người trong nhà cùng hưởng.
- Nước: phải rửa sạch chén trước khi lấy nước, tốt nhất nên bày 5 chén nước trên ban thờ, lượng nước đổ cách miệng chén chừng 1cm, không nên rót nhiều, dễ bị tràn ra bàn thờ thì không tốt.
- Hoa: dùng bình hoa thủy tinh, hay gốm sứ đều được. Khi mua nên chọn hoa tươi, có nụ, có hương thơm thì càng tốt. Tuyệt đối không nên sử dụng hoa giả.
- Nghi lễ thắp hương: thường thì sẽ thắp hương và khấn vào buổi sáng mỗi khi bắt đầu mở cửa kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có một số người thắp hương vào buổi tối vẫn được. Tốt nhất, gia chủ nên chọn giờ tốt lành để hành lễ, như vậy sẽ kích hoạt trường khí dễ hơn.
- Vật nuôi: Không vật nuôi như chó mèo quấy nhiễu, phá phách làm ô uế bàn thờ.
Xem thêm: Cách vệ sinh bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa kích tài vận
Nên mua đồ thờ Thần Tài – Thổ Địa ở đâu?
Sàn Gốm là địa chỉ cung cấp đồ thờ lẻ giá sỉ rẻ nhất và uy tín nhất hiện nay. Sản xuất tận xưởng Bát Tràng với quy trình gắt gao, đảm bảo sản phẩm thờ cúng luôn được trao chuốt nhất và đạt được hiệu quả tâm linh nhất cho gia chủ.

Tại Sàn Gốm, ngoài đồ thờ, bàn còn có thể sắm sửa muôn trùng các sản phẩm gốm sứ chất lượng cao khác cực kì rẻ, lại được giao hàng tận nơi, uy tín số 1.
Để thêm các thông tin về văn khấn thần tài thổ địa xem thêm các bài viết ở Sàn Gốm nhé
Readers' opinions (0)