Bảng Pinyin: Học phát âm tiếng Trung dễ dàng

Blog

Trên thực tế, Bảng chữ cái tiếng Trung Quốc chính là bảng pinyin – bảng chữ cái Latinh dành riêng cho việc học phát âm trong tiếng Trung. Những người mới học tiếng Trung đều có thể dễ dàng tập đọc và phát âm thông qua bảng chữ cái pinyin.

Bảng pinyin ra đời đã hỗ trợ rất nhiều cho người học tiếng Trung, đặc biệt là người nước ngoài. Dưới đây, Trung tâm tiếng Trung THANHMAIHSK sẽ hướng dẫn các bạn học bảng chữ cái chi tiết nhất.

Khi mới bắt đầu học tiếng Trung nên học bảng chữ cái gì?

Khi mới bắt đầu học tiếng Trung Quốc, nên học 2 bảng chữ cái chính là Bảng phiên âm và Bảng các nét cơ bản trong chữ Hán.

1. Bảng phiên âm (Pinyin): gồm vận mẫu và thanh mẫu và thanh điệu

Trong tiếng Trung có tổng cộng 36 vận mẫu, trong đó gồm 6 vận mẫu đơn, 13 vận mẫu kép, 16 vận mẫu âm mũi và 1 vận mẫu âm uốn lưỡi. Cụ thể:

  • 6 Vận mẫu đơn (Nguyên âm đơn)
  • 13 Vận mẫu kép (Nguyên âm kép) bao gồm ai, ei, ao, ou, ia, ie, ua, uo, üe, iao, iou, uai, uei
  • 16 vận mẫu âm mũi (Nguyên âm mũi): an, en, in, ün, ian, uan, üan, uen (un), ang, eng, ing, ong, iong, iang, uang, ueng.
  • 1 vận mẫu âm uốn lưỡi er (Nguyên âm Er)

1.2. Thanh mẫu: trong tiếng Trung có 21 thanh mẫu

Dựa vào cách phát âm của mỗi thanh mẫu người ta chia thanh mẫu thành các nhóm sau:

Nhóm âm hai môi và răng môi

  • b: Khi phát âm ta sẽ dùng hai môi khép chặt, sau đó hai môi bật mở nhanh để phát luồng hơi ra ngoài, không bật hơi.
  • p: Vị trí phát âm của âm này giống như âm “b”, luồng hơi bị lực ép đấy ra ngoài, thường được gọi là âm bật hơi.
  • f: Khi phát âm, răng trên tiếp xúc với môi dưới, luống hơi ma sát thoát ra ngoài, đây còn được gọi là âm môi răng.
  • m: Khi phát âm, hai môi của chúng ta khép lại, ngạc và lưỡi hạ xuống, luồng không khí theo khoang mũi ra ngoài.

Nhóm âm đầu lưỡi

  • d: Khi phát âm, đầu lưỡi chạm răng trên, khoang miệng trữ hơi sau đó đầu lưỡi hạ thật nhanh để đẩy luồng hơi ra ngoài, đây là âm bật hơi.
  • t: Vị trí phát âm của âm này giống như âm “d”, tuy nhiên đây là âm bật hơi nên ta cần đẩy mạnh luồng hơi ra.
  • n: Khi phát âm, đầu lưỡi chạm vào lợi trên, ngạc mềm và lưỡi con hạ xuống, khoang mũi nở.
  • l: Khi phát âm đầu lưỡi chạm vào lợi trên, so với âm “n” lùi về sau nhiều hơn, luồng hơi theo hai bên đầu lưỡi ra ngoài.

Nhóm âm cuống lưỡi

  • g: Đây là âm không bật hơi, khi phát âm, phần cuống lưỡi nâng sát cao ngạc mềm, sau đó hạ nhanh phần cuống lưỡi xuống để hơi bật ra ngoài một cách nhanh chóng.
  • k: Đây là âm bật hơi, khi phát âm, vị trí đặt âm cũng như âm “g”. Khi luồng hơi từ trong khoang miệng bật ra đột ngột, cần đưa hơi thật mạnh.
  • h: Khi phát âm, cuống lưỡi tiếp cận với ngạc mềm, luồng hơi từ khoang ma sát đi ra.

Nhóm âm đầu lưỡi trước

  • z: Đây là âm không bật hơi, khi phát âm, đầu lưỡi thẳng, chạm sát vào mặt răng trên, sau đó đầu lưỡi hơi lùi lại để luồng hơi từ khoang miệng ra ngoài.
  • c: Đây là âm bật hơi, vị trí đặt âm giống như “z” nhưng cần bật mạnh hơi ra ngoài.
  • s: Khi phát âm, đầu lưỡi tiếp cận sau răng cửa dưới, luồng hơi từ chỗ mặt lưỡi và răng trên ma sát ra ngoài.

Nhóm âm đầu lưỡi sau

  • zh: Đây là âm không bật hơi. Khi phát âm, đầu lưỡi cong lên, chạm vào ngạc cứng, luồng hơi từ đầu và ngạc cứng mà bật ra ngoài.
  • ch: Vị trí đặt âm của âm này giống như âm “zh” nhưng cần bật hơi mạnh ra ngoài.
  • sh: Khi phát âm đầu lưỡi sát với ngạc cứng, luồng hơi từ giữa lưỡi và ngạc cứng được đẩy ra ngoài.
  • r: Vị trí phát âm của âm này giống âm “sh” nhưng là âm không rung.

Nhóm âm mặt lưỡi

  • j: Đây là âm không bật hơi. Khi phát âm, mặt lưỡi áp sát vào ngạc cứng, đầu lưỡi hạ xuống mặt sau răng dưới, luồng hơi từ khoảng giữa mặt lưỡi đi ra ngoài.
  • q: Đây là âm bật hơi, vị trí phát âm giống như âm “j”, tuy nhiên cần bật hơi mạnh ra ngoài.
  • x: Khi phát âm mặt lưỡi trên gần với ngạc cứng, luồng hơi từ mặt lưỡi trên ma sát với ngạc cứng và đẩy mạnh ra ngoài.

Ngoài ra còn có hai thanh mẫu y và w chính là nguyên âm i và u khi nó đứng đầu câu.

1.3. Thanh điệu

Khác với tiếng Việt có 6 dấu thì trong tiếng Trung Quốc chỉ có 4 thanh điệu. Mỗi thanh điệu biểu thị hướng đi của âm thanh. Cụ thể:

  • Thanh 1 (thanh ngang) bā: “ba” giống chữ tiếng Việt không dấu. Đọc ngang, bình bình, không lên không xuống.
  • Thanh 2 (thanh sắc) bá: Đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt, nhưng cần kéo dài âm.
  • Thanh 3 (thanh hỏi) bǎ: Đọc tương tự chữ “bả” nhưng kéo dài âm. Hướng âm thanh từ cao xuống thấp sau đó lên cao.
  • Thanh 4 (thanh huyền) bà: Đọc từ cao xuống thấp.

2. Bảng các nét cơ bản trong viết chữ Hán

Một điều khá quan trọng không phải ai cũng biết chính là luyện viết các nét trong tiếng Trung. Muốn viết được một chữ trước tiên cần biết chữ đó được cấu tạo từ những nét gì, quy tắc viết thế nào thì mới viết chính xác được. Chỉ cần luyện viết các nét này thật đẹp thì chữ viết của bạn sẽ đẹp; quan trọng nhất là sẽ viết đúng chữ.

Sau khi học xong các nét cơ bản, chúng ta có thể học thêm 214 bộ thủ để bổ trợ cho việc ghi nhớ và hiểu rõ chữ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm học tiếng Trung, bạn nên học bộ thủ theo các từ mới bạn được học.

Ví dụ: chữ “好” sau khi phân tách ra thì được ghép bởi chữ nữ “女” và chữ tử “子”. Với ngụ ý người phụ nữ sinh được cả con trai và con gái thì là chuyện tốt. Ngoài ra có thể biết được rằng các chữ có bộ nữ đều sẽ liên quan đến phụ nữ. Ví dụ: “妈妈” mẹ, “姐姐” chị gái, “妹妹” em gái,… Điều này sẽ giúp bạn tư duy nghĩa của từ mới khi chưa được học.

Trên đây là bảng chữ cái tiếng Trung full, chúc bạn có một khởi đầu học tiếng Trung thật thú vị!

Tổng kết

Học bảng chữ cái tiếng Trung là cách đầu tiên và quan trọng để nắm vững phát âm và viết chữ Hán. Bằng việc nắm vững các âm thanh và các nét cơ bản, bạn sẽ dễ dàng học tiếng Trung một cách hiệu quả. Hãy cùng tham gia khóa học tiếng Trung tại THANHMAIHSK để học thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

bảng pinyin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *