Chữ B Cách điệu

Blog

Chữ B là một chữ cái quan trọng trong quá trình học viết tiếng Việt. Để bé có thể viết chữ B đúng chuẩn, bố mẹ cần truyền đạt đầy đủ kiến thức về chữ cái này. Chữ B có cấu tạo và đặc điểm riêng, chữ B thường và chữ B hoa cũng có sự khác biệt nhất định. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách viết chữ B thường và chữ B hoa để bé dễ dàng hoàn thành bài tập viết chữ B một cách nhanh chóng.

Đặc điểm cấu tạo chữ B thường

  • Đặc điểm: Cao 5 li (6 đường kẻ ngang) và chỉ có 1 nét viết.
  • Cấu tạo: Chữ B thường là sự kết hợp của 2 nét cơ bản là nét khuyết xuống và mọc ngược phải. Ở cuối nét sẽ có biến điệu kéo dài rồi lượn vào để tạo nên vòng xoắn nhỏ.

Đặc điểm cấu tạo chữ B hoa

  • Đặc điểm: Cao 5 li (6 đường kẻ ngang) và có 2 nét viết.
  • Cấu tạo:
    • Nét 1: sẽ hơi giống với nét mọc ngược trái nhưng phần trên sẽ hơi nghiêng sang phải, cùng với phần mọc sẽ cong vào phía trong.
    • Nét 2: Sẽ kết hợp 2 nét cong trên và cong bên phải viết liền nhau, cùng với đó sẽ tạo một vòng xoắn nhỏ giữa phần thân chữ.

Hướng dẫn dạy bé viết chữ B thường và chữ B hoa đúng chuẩn

Sau khi đã nắm rõ được đặc điểm của chữ B khi viết, dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách dạy viết chữ B cho bé mà bố mẹ có thể hướng dẫn con:

Cách viết chữ B thường

Bắt đầu viết, bé sẽ đặt bút ngay trên đường kẻ số 2 sau đó tiến hành viết nét khuyết xuống cho đến khi đầu nét khuyết sẽ chạm tới đường kẻ số 6 thì dừng lại.
Tiếp đến sẽ nối liền nét mọc ngược phải kéo dài chúng đến gần đường kẻ số 3 bắt đầu lượn nét vẽ sang trái. Cho đến đường kẻ số 3 thì sẽ bắt đầu lượn bút quay lại sang phải và tạo vòng xoắn nhỏ rồi dừng bút ngay gần đường kẻ đó là xong.

Cách viết chữ B hoa

Với chữ B in hoa cách viết sẽ khó hơn chữ B in thường. Bao gồm 2 nét sau:

  • Nét 1: Bắt đầu bé sẽ đặt bút ngay trên đường kẻ số 6, sau đó sẽ tiến hành hơi lượn bút sang trái để viết nét mọc ngược trái vào trong cho đến đường kẻ số 2 thì dừng bút.
  • Nét 2: Tại điểm dừng bút nét 1, tiến hành lia bút lên đường kẻ số 5 để viết tiếp nét mọc cong phải và trên liền nhau. Tiếp đến tại đường kẻ số 4 sẽ tạo vòng xoắn nhỏ ở thân chữ và dừng bút ở giữa đường số 2 và 3.

Lưu ý: Khi viết chữ B in hoa, cần đảm bảo nét cong của chữ cần cân đối và lượn đều. Nửa cong dưới vòng sang bên phải sẽ to hơn nửa phía trên.

Bí quyết giúp dạy bé viết chữ B hiệu quả, dễ viết, dễ nhớ hơn

Về cơ bản thì cách viết chữ B không quá khó. Nhưng với các bé đang trong độ tuổi tập viết chữ thường khả năng viết còn khá yếu, nên con sẽ gặp nhiều khó khăn. Để giúp bé luyện viết hiệu quả hơn thì bố mẹ có thể áp dụng một số bí quyết sau:

Giúp bé làm quen với các nét cơ bản

Để có thể giúp viết chữ B đúng chuẩn, đầu tiên bố mẹ nên hướng dẫn con tập viết các nét cơ bản của chữ cái này như nét mọc ngược, nét mọc cong, nét mọc ngược,… tại đặc điểm của chữ. Khi luyện được các nét cơ bản này rồi sẽ giúp quá trình luyện viết đơn giản hơn.

Bố mẹ nên cầm tay bé uốn nắn trong giai đoạn đầu

Trong quá trình dạy bé viết chữ B, giai đoạn đầu bé sẽ gặp chút lúng túng. Vậy nên, bố mẹ có thể cầm tay hướng dẫn bé chi tiết, để con có thể làm quen hơn với cách cầm bút, lia bút và điều khiển nét vẽ của mình.

Hướng dẫn tư thế cầm bút, vở và ngồi chuẩn

Trong quá trình luyện viết chữ cái, tư thế ngồi cầm bút, cách đặt vở rất quan trọng. Đặc biệt trong cách cầm bút, bố mẹ nên hướng dẫn có cầm giữ bút ở ngón tay trỏ và tay cái. Điểm tích trên bàn tay và lúc viết luôn phải hướng bên trái rồi đến bên phải.

Với cách cầm bút đúng lần đầu các bé sẽ cảm thấy khó, hơi lúng túng. Nhưng khi luyện tập thường xuyên, kết hợp với việc bố mẹ điều chỉnh cho bé cách cầm bút sẽ giúp con dần làm quen hơn.

Đồng thời, trong quá trình bé tập viết cũng nên yêu cầu con ngồi thẳng lưng ngay ngắn, mắt cách vở viết khoảng 20cm, ngực không quá tợ vào bàn. Điều này giúp quá trình viết của bé thoải mái, cũng như phòng chống bệnh học đường hiệu quả.

Trang bị đầy đủ dụng cụ hỗ trợ

Để giúp quá trình giúp bé học viết chữ nói chung, viết chữ B nói riêng bố mẹ nên chuẩn bị những dụng cụ, đồ dùng hỗ trợ bé tập viết như: bút chì, bút màu, vở ô ly, vở tập viết, vở tập tô,… Điều này sẽ giúp tạo được sự hứng thú hơn cho bé, cũng như giúp quá trình luyện viết hiệu quả hơn.

Sử dụng mẫu tập tô chữ B khi luyện viết

Khi con bắt đầu tập viết chữ, bố mẹ nên lựa chọn những cuốn sách mẫu tập tô để con hình dung được chữ B, cũng như tiến hành tập viết theo chữ mẫu. Đây là một trong những phương pháp hoàn hảo để giúp bé luyện viết một cách hiệu quả, đơn giản hơn.

Nên ăn cần, kiên nhẫn khi dạy bé viết chữ B

Với các bé khi tập viết chữ chắc hẳn sẽ viết ngược ngoạc, không đúng, viết xấu hay thậm chí không đúng nét. Lúc này, bố mẹ cần kiên nhẫn, bình tĩnh và ăn cần trong việc hướng dẫn bé tập viết đúng hơn.

Tuy nhiên, với các bé còn quá nhỏ, bố mẹ nên để bé thỏa sức viết theo ý thích của mình, nếu bắt ép bé viết đúng, viết đẹp con sẽ dần chán nản và không còn thích viết.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể tham khảo thêm những bài viết khác về giáo dục để giúp bé nâng cao kiến thức và kỹ năng viết. Qua bài viết này, hi vọng rằng giai đoạn đầu viết chữ sẽ dễ dàng hơn đối với các bé.

chữ b cách điệu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *