Tượng Cửu Thiên Huyền Nữ: Thần nữ bảo vệ chính nghĩa và sự trường thọ

Blog

Trong Đạo Giáo và thần thoại Trung Hoa, Cửu Thiên Huyền Nữ là một vị thần nữ nổi tiếng. Tại Việt Nam, bà là vị thần quan trọng trong tín ngưỡng dân gian, đặc biệt là đối với phụ nữ có Thiên Can Giáp, Ất, Nhâm, Quý. Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ được xem là biểu tượng cho chính nghĩa, sự trường thọ và lòng từ bi. Tượng bà được thờ tại rất nhiều nơi, đặc biệt là trong Đạo Mẫu tại Việt Nam.

Cửu Thiên Huyền Nữ Nương Nương là ai?

Cửu Thiên Huyền Nữ là vị nữ thần biểu tượng của chiến tranh bảo vệ hòa bình, chính nghĩa và sự trường thọ trong thần thoại Trung Hoa. Bà là vị thần nữ tối cao tại trời Tạo Hóa, làm chủ tạo hóa và là thầy của bách nghề. Một số tên gọi khác của bà có thể kể đến như Cửu Thiên Nương Nương, Hoằng Nhân Thánh Mẫu, Huyền Nữ, Oa Huỳnh, Cửu Thiên Huyền Mỗ…

Mẫu tượng Cửu Thiên Huyền Nữ diện đẹp, trang nghiêm

Trong tín ngưỡng thờ Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ, tượng bà được làm từ bột đá cao cấp. Màu áo tượng được vẽ bằng màu gấm, kỹ thuật vẽ màu tinh tế, tỉ mỉ. Màu sắc đẹp, tươi sáng và phối màu hài hòa. Tượng thể hiện Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ trong tư thế ngồi trên tảng đá, phía dưới là tạo hình đám mây và hoa sen trang nhã.

Ngài có tướng mạo đoan trang, đẹp đẽ. Đầu đội mũ Phượng mạ vàng, cổ đeo anh lạc, phục sức tinh xảo. Trong tay là thanh kiếm tượng trưng cho chính nghĩa, tay kia là hồ lô vàng tượng trưng cho sự trường thọ. Dưới chân Ngài là một con chim Phượng lớn, là loài chim thần điểu tượng trưng cho quyền lực, sự cao quý trong thần thoại của người Á Đông.

Cửu Thiên Huyền Nữ được xem là biểu tượng của chiến tranh chính nghĩa và sự trường thọ. Bà là thầy của bách nghề, là mẹ cứu độ chúng sinh, dạy người dân cách phát triển cuộc sống, an cư lạc nghiệp. Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ có rất nhiều câu chuyện và tích liên quan đến chiến tranh.

Trong một câu chuyện tương truyền, Huỳnh Đế bị kẻ ác Xi Vưu ám hại. Để giúp Huỳnh Đế, Cửu Thiên Huyền Nữ xuất hiện và dạy ông về binh pháp, giúp ông đánh bại Xi Vưu.

Một câu chuyện khác kể về Tống Giang, trong đó ông nhờ Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ truyền cho ông 3 cuốn thiên thư binh pháp và thay trời hành đạo.

Hình tượng Cửu Thiên Huyền Nữ nương nương

Hình tượng của Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ được mô tả như một vị nữ tiên xinh đẹp, lộng lẫy. Tượng Mẹ Cửu Thiên được thể hiện trong tư thế đứng hoặc ngồi. Ngài có tướng mạo xinh đẹp, đoan trang, trên đầu đội mũ phượng, phục sức đẹp đẽ, dáng vẻ hiền từ, dưới chân cưỡi một con phượng hoàng rực rỡ.

Tục thờ Mẹ Huyền Nữ tại Việt Nam

Tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ được thờ rất phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Huế. Tịch cúng và thường cầu khấn Mẹ Cửu Thiên Nương Nương thường được tổ chức vào các ngày mùng 3/3, ngày 20/8 và ngày 9/9 âm lịch.

Người Việt thờ Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ trong một trang thờ nhỏ, có thể đặt tượng thờ hoặc một trang giấy màu đỏ.

Ý nghĩa của việc thờ Cửu Thiên Huyền Nữ

Việc thờ phụng Cửu Thiên Huyền Nữ mang đến nhiều ý nghĩa. Bà là vị nữ thần tượng trưng cho chính nghĩa, lòng từ bi và sự trường thọ. Việc thờ tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ có thể cầu xin những điều như cầu nhà cửa kiên cố, gia đạo bình an, trừ tà ma, xua đuổi điềm rủi, bảo hộ gia đình, cầu sức khỏe và tuổi thọ, cầu con cái, cầu phát tài phát lộc…

Cách thỉnh tượng Cửu Thiên Huyền Nữ Nương Nương

Việc thờ tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ có thể được thực hiện tại gia đình hoặc trong các điện, chùa, đền, phủ. Để thờ tượng bà, trước hết, gia chủ cần chọn một vị trí đặt bàn thờ thích hợp. Sau đó, chuẩn bị bộ sứ thờ và tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ. Chọn địa chỉ uy tín để thỉnh tượng và lập ngày giờ tốt để thờ cúng.

Văn khấn Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ

Dưới đây là một bản văn khấn khi thờ tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ tại gia:

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Hương tử chúng con xin thành tâm kính lạy Đức Hiệu Thiên chi kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng Đế.
Kính lạy Đức Cửu Trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
Kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa. Sắc phong Chế Thắng Hòa Diệu đại vương gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.
Kính lạy Đức đệ nhị định thượng cao sơn triều mường sơn tinh Công Chúa Lê Mại đại vương.
Kính lạy Đức đệ tam Thủy Phú Lân nữ công chúa
Kính lạy đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu ba năm tòa quan lớn. Mười dinh các quan, mười hai Tiên Cô, mười hai Thánh Cậu, Ngũ Hồ Đại Tướng, Thanh Hoàng Bách xa đại tướng.

Hương tử con là... Ngụ tại...

Cùng toàn thể gia đình chấp tay kính lễ khấu đầu vọng bái. Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật. Cúi xin các Ngài xót thương rủ lòng từ bi. Phù hộ độ trì cho gia đình chúng con tiêu trừ tai nạn. Điềm lành thường tới, điềm giữ lánh xa, hết tai ương bệnh tật. Trong nhà hướng thịnh vượng an lành mãi mãi. Tài như nước đến, lộc như mây về, bốn mùa không hạn ách nào xâm. Tâm tiết có phúc lành tiếp ứng.

Lạy xin: Thể đức hiếu sinh, rủ lòng cứu độ cứu nạn. Khiến cho chúng con như ý sở cầu. Cho hương tử tòng tâm sở nguyện, dãi tấm lòng thành cứu xin chứng giám.

Cẩn tấu...

Với Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ, người ta thường thờ cúng vào những ngày lễ đặc biệt như ngày mùng 3/3, ngày 20/8, ngày 9/9 âm lịch và ngày vía bà.

Thông tin Chi tiết về vật phẩm, giá cả xin truy cập vào trang web của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *